Mực sublimation được ứng dụng rất phổ biến trong in áo, in cốc. Vậy mực in sublimation là gì, còn được dùng để làm gì, tương thích với máy in nào? Mời bạn cùng tìm hiểu.
Bạn còn nhớ cái áo yêu thích bị bong tróc hình in sau một vài lần giặt hồi còn nhỏ không? Công nghệ in kiểu cũ khiến cho hình ảnh sau khi in kém bền, chúng sẽ bị mờ, bị vỡ và bong ra dần sau mỗi lần giặt. Tuy nhiên, in chuyển nhiệt và mực sublimation đã thay đổi điều này.
Không chỉ với áo thun, in chuyển nhiệt và mực sublimation còn giúp hình in trên những chất liệu tưởng như không thể in được bám rất lâu và rất đẹp.
1. Mực in Sublimation dùng để làm gì?
Mực in sublimation có nhiều màu sắc; màu in sống động, rõ ràng, tươi sáng; nó không làm hại đầu phun và thích hợp với nhiều đầu phun và máy in khác nhau; đồng thời loại mực này gần như không từ chối bất kỳ vật liệu in nào. Do đó, nó được ứng dụng đa dạng ở nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Có thể kể đến như:
- In chuyển nhiệt trên chất liệu thủy tinh: Cốc, bình, bát, đĩa.
- In chuyển nhiệt trên chất liệu sứ: Cốc sứ, chén sứ, bát sứ.
- In chuyển nhiệt trên chất liệu vải: Gối, mũ, quần áo, giày.
- In chuyển nhiệt trên chất liệu gỗ: Vật dụng bằng gỗ, tranh gỗ.
- In chuyển nhiệt trên chất liệu nhựa: Huy hiệu, móc khóa, ốp điện thoại.
- In chuyển nhiệt trên chất liệu gạch men.
Tuy nhiên, tuyệt đối không sử dụng mực Sublimation để in áo có chất liệu cotton 100%. Chúng ta đều biết, cotton là vải tự nhiên, không chịu được nhiệt độ cao. Trong khi đó in mực Sublimation sử dụng trong in chuyển nhiệt với nhiệt độ cao trên 200 độ C, vải cotton sẽ bị cháy, bị nhăn.
Đồng thời khi in trên các chất liệu khác, dù chịu được nhiệt nhưng chúng vẫn có giới hạn nhất định. Để rõ hơn, hãy tham khảo bảng dưới đây gồm thời gian và nhiệt độ in đối với mỗi loại chất liệu khác nhau:
Ngoài nhiệt độ, với mỗi chất liệu in, bạn cũng cần chú ý chọn loại giấy in phù hợp. Giấy in đóng vai trò quan trọng đối với chất lượng của hình ảnh sau khi in. Vậy chọn lựa giấy in như thế nào?
Để biết thêm thông tin về các loại mực in khác được sử dụng trong in ấn, bạn có thể tham khảo thêm tại website sonnguyen.com.vn của Xưởng in Sơn Nguyên.
2. Cách chọn giấy in chuyển nhiệt
Tại sao cần giấy in? Loại giấy này đóng vai trò trung gian, dùng nó in hình ảnh từ bản thiết kế, sau đó chuyển hình ảnh từ giấy lên vật liệu cần in.
Giấy in chuyển nhiệt gồm 2 lớp: 1 lớp giấy bình thường (giấy ford), bên trên phủ cao su non hoặc loại keo đặc biệt có khả năng chịu được nhiệt độ cao, cao su có độ bám, ma sát nên hình ảnh in sắc nét, màu đậm giống với file thiết kế.
Một số loại giấy chuyển nhiệt thông dụng: giấy in chuyển nhiệt thường, giấy in chuyển nhiệt Hàn Quốc Sublimation, giấy in chuyển nhiệt Jetpro, giấy in chuyển nhiệt cuộn với các kích thước như giấy in chuyển nhiệt A4, giấy in chuyển nhiệt A3 và giấy in chuyển nhiệt A3+. Cách chọn giấy:
- Giấy in chuyển nhiệt thường: In trên các chất liệu gạch, sứ, thủy tinh,…; không in được trên vải.
- Giấy in chuyển nhiệt Hàn Quốc: In trên vải sáng màu; có thể in trên vải cotton 35% – 65% (không in được trên cotton 100%); không in được trên gạch, sứ, thủy, tính, gỗ,..; không in được trên vải tối màu.
- Giấy in chuyển nhiệt 3G Jet: In trên vải tối màu và sáng màu, không in được trên gạch, sứ, thủy tinh, gỗ,…
Phức tạp quá, phải chú ý bao nhiêu thứ, nào là nhiệt độ, giấy in, thời gian in,… Tôi dùng mực in bình thường có được không? Được chứ, nhưng nếu bạn muốn một sản phẩm in ấn chất lượng tốt thì bạn sẽ không nghĩ thế đâu.
Nếu bạn đang có nhu cầu in decal tem nhãn, bạn có thể tham khảo nhanh mức giá tại bài Giá in decal.
3. Mực in Sublimation là gì?
Mực Sublimation là một loại mực chuyên dụng được sử dụng chủ yếu trong công nghệ in chuyển nhiệt. Ngoài ra, có thể sử dụng các loại mực khác để in chuyển nhiệt gồm: mực gốc nước, mực gốc dầu (mực UV, mực Plastisol, mực Pigment UV) và mực in Offset.
Tuy nhiên, sublimation đặc biệt hơn các loại mực khác, nó sẽ thăng hoa sau khi tiếp xúc với nhiệt độ cao của máy ép nhiệt, tức là từ thể rắn (mực đã in trên giấy in nhiệt khô lại là thể rắn) chuyển thành thể khí mà bỏ qua giai đoạn hóa lỏng.
Nhờ vậy, mực len lỏi vào từng ngóc ngách chất liệu in (trong vải là từ sợi vải), thấm sâu vào đó chứ không chỉ ở trên bề mặt, do đó sẽ không bị bong tróc và sẽ lâu bị phai màu.
Các loại mực in Sublimation:
Trên thị trường có nhiều loại mực in Sublimation đến từ nhiều nhà cung cấp khác nhau và giá thành chênh lệch rõ rệt. Trong đó, loại giá rẻ đến từ các thương hiệu Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và loại giá cao hơn đến từ các thương hiệu Hàn Quốc.
Mực in Sublimation giá rẻ
Thường thì loại mực giá rẻ này là nguồn gốc xuất xứ chủ yếu từ Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông … nó có giá dao động từ 300-600 nghìn đồng với 1 lít.
Ưu điểm:
- Giá thành rẻ giúp bạn tiết kiệm chi phí trong sản xuất
- Dễ dàng mua loại mực này trên thị trường bởi có nhiều nhà cung cấp.
Nhược điểm:
- Màu sắc khi in không sắc nét, chân thực
- Có thể bị phai màu nhanh chỉ trong thời gian ngắn, khoảng 4 – 6 tháng.
- Thời gian lưu giữ mực không được cao, mực dễ bị kết tủa, sản phẩm in không chất lượng.
- Máy in khi sử dụng loại mực này không ổn định và hay bị tắt đầu phun do hạt mực to.
Mực in Sublimation chính hãng
Hiện nay, 2 loại mực in Sublimation được sử dụng nhiều nhất là mực Inktec Hàn Quốc và mực Papijet Hàn Quốc.
Mực Inktec Hàn Quốc
Mực in chuyển nhiệt Inktec – Hệ mực nước chất lượng cao xuất xứ của hãng Inktec Hàn Quốc cho công nghệ in chuyển nhiệt sử dụng cho in chuyển nhiệt trên vải, áo, ly, dĩa, thủy tinh, gạch men. Sản phẩm có 6 màu: Black (Đen), Cyan (Xanh dương), Magenta (Đỏ), Yellow (Vàng), Light Magenta (Đỏ nhạt), Light Cyan (Xanh dương nhạt).
Loại Mực In Chuyển Nhiệt này thường được dùng trên Máy in phun Epson, Canon, HP cho ra những bản in có màu chuẩn, chịu được nhiệt độ cao phù hợp in hầu hết các loại giấy in chuyển nhiệt trên thị trường.
Đặc điểm:
- Thuộc hệ mực nước gồm 6 màu (Black, Cyan, Magenta, Yellow, Light Magenta, Light Cyan) giúp mang lại bản in có màu sắc hài hòa, trung thực, chính xác so với bản gốc.
- Màu chuẩn, độ dẫn mực tốt không gây hại đầu phun đảm bảo không tắc đầu in phun do hạt mực nhỏ.
- Thường dùng cho các dòng Máy in Epson như L1800, L1300, L805,…
- Màu sắc trung thực, sáng, bền màu với thời gian.
- Đảm bảo chịu nhiệt cao lên đến 220ºC
- Loại mực này có ưu điểm: màu in đẹp, màu sắc chân thực. độ bền màu tương đối cao, mực có tuổi thọ ngoài trời tương đối cao từ 2 – 3 năm.
Mực Papijet Hàn Quốc
Mực in chuyển nhiệt Sublimation ( Papijet ) Hàn Quốc là loại mực chuyên nghiệp, chuyên dùng trong lĩnh vực in chuyển nhiệt cụ thể như: In hình nhiệt lên áo, in ly sứ, in pha lê, gạch men, tranh ghép, móc khóa, khung hình thủy tinh,… Mực gồm 6 màu: Black, Cyan, Magenta, Yellow, Light Cyan, Light Magenta.
Ưu điểm:
- Màu sắc đẹp
- Độ phân giải cao
- Tốc độ truyền cao – dễ dàng để xử lý
- In được trên giấy in phun – giấy in chuyển nhiệt
- Chống trầy xước tốt- chống rữa
- Độ ứng dụng cao, phù hợp với nhiều loại máy in phun khác nhau
- Tuổi thọ hình ảnh ngoài trời từ 3 – 4 năm
- Đặc biệt là không gây hại đầu phun.
4. Công nghệ in chuyển nhiệt
Công nghệ in chuyển nhiệt là một giải pháp in mà qua đó ứng dụng nhiệt năng làm chuyển tải hình ảnh lên các chất liệu như: vải, gỗ, đá, gạch men, pha lê, sứ, thủy tinh,… Theo một cách dễ hiểu nhất “Công nghệ in chuyển nhiệt” là cách thức in ấn hình ảnh theo nhu cầu lên các vật liệu cần in thông qua hình thức ép nhiệt.
Cơ chế hoạt động
Để biết được cách thức hoạt động trong in ấn của mực in chuyển nhiệt là như thế nào, chúng tôi nghĩ những thông tin sắp được đề cập dưới đây là cần thiết. Theo đó:
- Mực in chuyển nhiệt bốc hơi được ở nhiệt độ cao và di chuyển lên bề mặt giấy.
- Tiếp tục, chúng sẽ mở các lỗ nhỏ trên mặt giấy để thuốc nhuộm đi vào từ bề mặt giấy sang bề mặt phôi.
- Khi thuốc nhuộm đã đi vào sâu, nhiệt độ hạ xuống cũng là lúc các lỗ nhỏ trên bề mặt giấy bị bịt kín lại. Thuốc nhuộm cũng nhanh chóng chuyển từ thể hơi sang thể rắn.
Tóm lại, quá trình in chuyển nhiệt là quá trình hấp thụ màu sắc vào phôi chứ không phải là phủ lên bề mặt phôi. Vì thế mà màu sắc bám bền hơn, chân thực hơn; thời gian sử dụng được kéo dài hơn.
5. Các loại máy sử dụng khi in chuyển nhiệt
Quá trình in chuyển nhiệt cần sử dụng các loại máy gồm: Máy in chuyển nhiệt, máy ép nhiệt phẳng, máy cắt decal (không bắt buộc).
Máy in chuyển nhiệt
Để in hình ảnh chuyển nhiệt lên áo thun, vải vóc thì cần máy in chuyển nhiệt. Chiếc máy này có nhiệm vụ in hình ảnh từ file thiết kế lên giấy in chuyển nhiệt bằng hệ thống mực.
Các loại máy in chuyển nhiệt được sử dụng nhiều: Máy in chuyển nhiệt A3 Epson, Máy in chuyển nhiệt A4 Epson thuộc công ty Seiko Epson, Nhật Bản.
Máy ép nhiệt
Máy ép nhiệt phẳng cao áp là loại máy dùng nhiệt năng nhiệt độ cao cùng với lượng thời gian tương ứng cho từng vật liệu cần ép (bề mặt vật liệu phải phẳng) để chuyển hình ảnh từ giấy in chuyển nhiệt lên áo, vải, pha lê, thủy tinh, gạch men.
Như vậy, mực in sublimation chuyên sử dụng trong công nghệ in chuyển nhiệt, in được trên hầu hết các chất liệu chịu nhiệt, không in được trên chất liệu không chịu nhiệt (cotton 100%), khi in cần chuẩn bị giấy in và các loại máy in nhiệt và máy ép nhiệt.
Ngoài ra, mời bạn tìm hiểu thêm:
Thông tin được chia sẻ bởi Sơn Nguyên – xưởng in uy tín tại Việt Nam. Nếu bạn có nhu cầu in tem nhãn, in quảng cáo, in catalog,… bạn có thể liên hệ theo thông tin sau:
Công ty cổ phần in Sơn Nguyên
Địa chỉ: Đội 8 Vĩnh Trung, Đại Áng, Thanh Trì, Hà Nội
Hotline: 0979 26 22 30
Email: congtyinsonnguyen@gmail.com
Website: sonnguyen.com.vn