Cùng có tác dụng phân chia không gian văn phòng thành các khu vực làm việc tách biệt nhau. Nhưng với vách ngăn di động và vách ngăn văn phòng sẽ có cấu tạo, đặc điểm, nguyên tác hoạt động và mục đích sử dụng khác nhau. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về sản phẩm này bạn đọc tham khảo:
Vách ngăn văn phòng
Mục đích sử dụng:
Loại vách ngăn văn phòng tại Đức Khang này được dùng trong các công sở để phân chia các vị trí làm việc của nhân viên trong cùng một phòng/ban.
Cấu tạo vách ngăn văn phòng:
Vách ngăn văn phòng có cấu tạo gồm 3 bộ phận chính:
– Khung vách làm bằng nhôm sơn tĩnh điện di anot màu nhôm hoặc tĩnh điện các màu theo yêu cầu của khách hàng.
– Phần chính của vách có thể sử dụng các chất liệu: gỗ công nghiệp phủ melamine, gỗ công nghiệp bọc nỉ, kính, hoặc kết hợp vác chất liệu đó với nhau.
– Phần lõi vách: Thường nhét các vật liệu tiêu âm hoặc cách âm như bông thủy tinh, cao su non hoặc 1 số loại bông xốp. Tuy nhiên, với vách ngăn văn phòng thì lõi vách thường để rỗng, hoặc nhét 1 số hộp phụ kiện hay hộp kỹ thuật.
Xem thêm: Ưu điểm và nhược điểm của vách ngăn gỗ, vách ngăn nỉ và vách ngăn Veneer
Nguyên tắc hoạt động:
Vách ngăn được đặt trên bàn làm việc bằng hệ thống ke bắt mặt bàn để phân chia các vị trí người ngồi, giúp tiết kiệm diện tích và tạo được không gian riêng tư cho mỗi nhân viên văn phòng.
Kích thước:
Kích thước tiêu chuẩn của mẫu vách ngăn lửng là cao 1,2m, chiều rộng có thể có các kích thước 700/800/1200/1400/1600/1800mm tùy vào yêu cầu của khách hàng.
Có thể thấy, tuy đây là hai loại vách ngăn ứng dụng với hai mục đích khác nhau nhưng chúng vấn có những điểm chung.
– Khung vách là khung nhôm sơn tĩnh điện màu ánh nhôm tác tác dụng gia cố, bao bọc và định hình vách.
– Cả hai loại vách ngăn đều có sự kết hợp từ các chất liệu chủ yếu là nỉ, gỗ (veneer hoặc melamine), riêng vách ngăn bàn làm việc có nhiều mẫu sử dụng chất liệu kính.
Vách ngăn di động
Mục đích sử dụng:
Vách ngăn di động dùng để phân chia các khu vực như phòng họp, hội trường, các phòng – ban văn phòng… Gọi là vách di động là bởi lẽ điểm khác biệt nhất của loại vách ngăn này so với những loại vách ngăn khác là bởi tính “di động” của nó.
Cấu tạo của vách ngăn di động bao gồm:
– Ray nhôm alod chịu lực, hệ profile nhôm định hình.
– Bề mặt sử dụng đa dạng các chất liệu như gỗ melamine, gỗ veneer, aluminum, kính hoặc nỉ….
– Phần lõi chính là gỗ công nghiệp đã qua xử lý chống mối mọt và cong vênh. (mục đích giảm trọng lượng của vách đồng thời tăng độ cứng).
– Phần rỗng của lõi được lót bông thuỷ tinh và sợi khoáng nhằm đạt khả năng cách âm cao nhất.
– Gia cố treo ray bằng tyren và kết cấu thép chuyên dụng.
Nguyên tắc hoạt động:
– Ray nhôm 2 điểm tỳ được liên kết với trần bê tông hoặc giàn không gian bằng kết cấu thép và thanh tyren.
– Mỗi tấm vách được kết nối với 2 bộ bi treo làm bằng nhựa POM chịu lực và chống mài mòn.
– Bi chịu lực chạy trược 2 chiều trong hệ thống ray treo dẫn hướng bên trên.
– Mỗi tấm vách có hệ thống chuyển động trên và dưới được gắn kết với hệ bánh răng.
– Hệ chuyển động có nhiệm vụ ép chặt vào nền nhà và ép vào ray trên nhằm mục đích phủ kín phần hở đồng thời cố định tấm vách tại vị trí đóng.
– Muốn đóng hay mở hệ chuyển động cần sử dụng tay quay để tác động lực vào hệ bánh xe kết nối với hệ chuyển động của vách để điều khiển tấm ép.
Nhờ cấu tạo và nguyên tắc hoạt động như vậy, người sử dụng có thể dễ dàng kéo vách ngăn ra khi cần thiết và “cất” lại gọn gàng, giải phóng không gian khi không cần tới nữa, Vách ngăn di động có cấu tạo cách âm rất tốt nên khi sử dụng bạn hoàn toàn có được một không gian riêng tư tuyệt đối khi cần sự tập trung, yên tĩnh…
Kích thước:
Kích thước của vách ngăn di động sẽ phụ thuộc vào kích thước khách hàng cần phân chia: Chiều dài từ sàn lên trần, chiều rộng là diện tích cần ngăn.
Nguồn: noithathoitruong.vn