Close Menu
Nội thất hội trường đẹp, hiện đại với chi phí tốt
  • Trang chủ
  • Chia sẻ
  • Tìm hiểu
  • .
Facebook X (Twitter) Instagram
Nội thất hội trường đẹp, hiện đại với chi phí tốt
  • Trang chủ
  • Chia sẻ
  • Tìm hiểu
  • .
Nội thất hội trường đẹp, hiện đại với chi phí tốt
Các thuật ngữ thường gặp trong không gian hội trường, nhà hát

Các thuật ngữ thường gặp trong không gian hội trường, nhà hát

0
By Đức Khang on 02/08 Chia sẻ lựa chọn nội thất hội trường

Khi thiết kế nội thất hội trường, nhà hát… bạn sẽ bắt gặp rất nhiều thuật ngữ như sân khấu, tiền đài, hố nhạc…. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt được rõ hơn từng khu vưc và những định nghĩ thường gặp trong không gian rất đặc trưng này. ‘

1. Không gian nhà hát: Là không gian để biểu diễn và thưởng thức nghệ thuật sân khấu. Không gian nhà hát bao gồm hai thành phần:

– Phần sân khấu
– Phần khán giả
a) Phần sân khấu: Là phần công trình phục vụ trực tiếp và gián tiếp cho việc biểu diễn. Phần sân khấu bao gồm hai thành phần:
– Sân khấu: Nơi trực tiếp biểu diễn.
– Phần phục vụ sân khấu: Nơi diễn ra các hoạt động chuẩn bị và phục vụ biểu diễn.

b) Phần khán giả: Là phần công trình phục vụ cho người xem biểu diễn. Phần khán giả bao gồm hai thành phần:
– Phòng khán giả: Nơi khán giả ngồi xem biểu diễn.
– Các không gian phục vụ khán giả.

Bạn có thể chiêm ngưỡng 10 kiến trúc nhà hát tráng lệ nhất trên thế giới để thấy được tầm vóc khi thiết kế những không gian quy mô như vậy.

2. Sân khấu: Là nơi trực tiếp biểu diễn nghệ thuật mà phía dưới ghế hội trường sẽ nhìn thấy. Sân khấu bao gồm hai thành phần:

thuật ngữ thường gặp trong không gian hội trường, nhà hát

– Sàn diễn, sân khấu chính.
– Các không gian phụ trợ.

3. Sàn diễn: Là diện tích trên sàn sân khấu, nơi biểu diễn nghệ thuật để khán giả thưởng thức.

5. Tiền đài: Là phần diện tích sàn diễn mở rộng về phía khán giả. Khi đóng màn chính thì tiền đài nằm ở phía trước màn chính.

6. Hố nhạc: Là phần không gian nằm giữa sân khấu và khán giả, được làm sâu xuống để ban nhạc biểu diễn.

7. Các sân khấu phụ: Bao gồm các không gian có kích thước tương đương với sàn diễn để phục vụ việc vận chuyển và xếp dọn các đạo cụ, bài trí sân khấu cũng như phục vụ các thủ pháp sân khấu khác. Các sân khấu phụ nằm ở bên phải, bên trái và phía sau sân khấu chính. Sân khấu phụ phía sau gọi là hậu đài. Dưới sân khấu chính có gầm sân khấu.

8. Sân khấu hộp: Là kiểu không gian nhà hát trong đó sân khấu và khán giả ở hai phía đối diện nhau, ngăn chia bởi miệng sân khấu (miệng còn gọi là mặt tranh). Trong tiêu chuẩn này, kiểu nhà hát sân khấu hộp được chọn làm tiêu biểu để xác định các chỉ tiêu kỹ thuật của tiêu chuẩn.

9. Mặt tranh: Là mặt phẳng nằm giữa sân khấu và khán giả, qua đó khán giả theo dõi diễn xuất. Mặt tranh có thể xác định bằng kết cấu xây dựng hoặc các vật liệu khác, hoặc xác định bằng các giải pháp ước lệ, ánh sáng, vật thể đánh dấu. Thông thường, mặt tranh chính là miệng sân khấu, nơi treo màn chính của sân khấu.

10. Đường đỏ sân khấu: Là đường thẳng giao tuyến giữa mặt tranh và mặt sàn sân khấu. Trung điểm S của đường đỏ sân khấu là điểm nhìn để tính toán thiết kế đảm bảo cho mọi khán giả đều nhìn thấy.

11. Độ dốc sàn phòng khán giả: là độ dốc để đảm bảo khán giả ngồi hàng ghế trước không che khuất người ngồi hàng ghế sau.

12. Tia nhìn: Là đường thẳng từ mắt khán giả ngồi xem kéo tới điểm nhìn S.

13. Dàn khung sân khấu: Là hệ thống kết cấu bằng thép, nằm phía sau miệng sân khấu. Dàn khung gồm hai tháp khung thẳng đứng, nằm hai bên mặt tranh và cầu khung nằm ngang ở phía trên mặt tranh. Trên dàn khung lắp các thiết bị kỹ thuật ánh sáng và các thiết bị khác. Trên cầu khung có hành lang đi qua trên miệng sân khấu.

Các thuật ngữ thường gặp trong không gian hội trường, nhà hát

14. Thiên kiều (còn gọi là khoang treo): Là phần không gian tiếp tục sân khấu chính theo chiều cao để kéo các phông màn, đạo cụ, bài trí lên cao và thực hiện các thủ pháp biểu diễn. Trong thiên kiều có các hành lang thao tác và dàn thưa.

15. Gầm sân khấu: Là phần không gian tương ứng với sân khấu, nằm ở dưới sàn sân khấu (diện tích tương đương với sân khấu chính) để đặt các thiết bị quay, trượt, nâng hạ, cất phông màn dạng cuộn và làm lối ra hố nhạc.

16. Các hành lang thao tác: Là các hành lang hẹp đi vòng quanh các phía tường bao của thiên kiều và sân khấu phụ để đi lại, thao tác và gắn các thiết bị phục vụ sân khấu.

17. Dàn thưa: Là một hệ thống dàn kết cấu và sàn nằm trên điểm cao nhất, dưới mái thiên kiều, dùng để đi lại, thao tác và gắn các thiết bị, chủ yếu là hệ thống pu-li, tời, cáp treo các sào trên sân khấu.

18. Các sào treo: Là hệ thống nhiều sào bằng thép hoặc hợp kim, treo trên các cáp. Trên các sào gắn các thiết bị âm thanh, ánh sáng hoặc treo các phông màn bài trí. Nhờ hệ thống các dây cáp, pu-li, tời kéo, các sào treo có thể hạ xuống thấp nhất tới mặt sàn sân khấu và kéo lên cao nhất tới dưới dàn thưa.

19. Sàn sân khấu di động: Ngoài sân khấu chính, cố định còn có các loại sàn sân khấu di động:
– Sân khấu quay: Thực hiện chuyển động xoay tròn quanh một tâm, trên mặt phẳng song song với sàn sân khấu hoặc trùng với mặt sàn sân khấu.

– Sàn trượt: Thực hiện chuyển động ngang, trên mặt phẳng song song với mặt sàn sân khấu hoặc trùng với mặt sàn sân khấu.

– Sàn nâng hạ: Một bộ phận sàn sân khấu có thể nâng lên cao hơn hoặc hạ xuống thấp hơn mặt sàn sân khấu. Sàn nâng hạ nếu có kích thước nhỏ gọi là bàn nâng hạ.

Các sàn sân khấu di động dùng để thực hiện ba chức năng chính:
– Vận chuyển các trang thiết bị, bài trí thay cho việc phải khuân vác bằng sức người.
– Thay đổi bài trí, khung cảnh trên sân khấu ngay trong buổi diễn.
– Phục vụ một số thủ pháp diễn xuất.

20. Màn ngăn cháy: Giống như vách ngăn phòng hội trường, đây là một màn lớn bằng kim loại và vật liệu chịu được cháy nổ, ngăn được áp suất và lửa, khói, khí độc, dùng để ngăn sự truyền lan lửa, khói, khí độc từ phần này sang phần khác trong nhà hát. Màn ngăn cháy thường nằm trên cao,phía trên trần, khi có sự cố, hoả hoạn thì được hạ xuống. Màn ngăn cháy quan trọng nhất nằm ở vùng miệng sân khấu để ngăn chia vùng có nguy cơ cháy cao nhất (sân khấu) với vùng cần bảo vệ nhất (khán giả). Trong nhà hát – phòng khán giả quy mô lớn, màn ngăn cháy còn được bố trí ở một số khu vực khác nhằm phân chia, cô lập vùng cháy khi có sự cố.

Related Posts

Top 5 địa chỉ bán bàn làm việc 3 người hàng đầu hiện nay

Top 5 địa chỉ bán bàn làm việc 3 người hàng đầu hiện nay

Người tuổi Canh Thân nên sơn nhà màu gì để hợp phong thủy?

Tuổi Canh Thân 1980 sơn nhà hợp màu gì theo phong thủy?

Kiểu dáng bàn làm việc cho nữ tuổi Nhâm Tuất 1982 hợp phong thủy

Kiểu dáng bàn làm việc nữ tuổi Nhâm Tuất 1982 hợp phong thủy

Comments are closed.

Thẻ
Bàn ghế hội trường Hướng dẫn chọn nội thất gia đình Hướng dẫn bài trí nội thất hội trường Kinh nghiệm chọn nội thất hội trường Nội thất liên quan Vách ngăn hội trường Xu hướng thiết kế văn phòng
Các sản phẩm liên quan
noithathoitruong.com.vn - Cung cấp nội thất hội trường
vachnganvietnam.vn - Vách ngăn không gian đẹp, giá tốt
bestdecor.vn- Cải tạo nhà ở, nội thất
Xem thêm
lammaiton.net - Làm mái tôn, cửa sắt
Copyright © 2018 Nội thất hội trường. Phát triển bởi Nội thất Đức Khang - noithatduckhang.com.vn

Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.