Phần đệm ngồi và lưng tựa của hầu hết các sản phẩm ghế hội trường trên thị trường hiện nay đều làm từ chất liệu nỉ chống cháy hoặc mút đúc lạnh. Khác với chất liệu da, đây là những chất liệu dễ bám bụi và việc vệ sinh cần cầu kỳ hơn.
Với tất cả các mẫu mã ghế hội trường trên thị trường hiện nay, việc vận chuyển, lắp đặt, bài trí, vệ sinh cũng cần có những bước làm theo quy trình cụ thể và chuẩn mực. Dưới đây là những lưu ý quan trọng nhất khi vệ sinh ghế hội trường bằng nỉ.
1. Theo định kỳ, mỗi tuần bạn nên làm sạch bụi một lần, chú ý làm sạch bụi kẹt ở các sợi vải nỉ. Việc loại bỏ bụi nên tiến hành như sau:
– Lột vỏ các tấm nệm lót ghế để giặt với xà phòng. Bạn nên ngâm với nước xà phòng ấm khoảng nửa tiếng sau đó giặt sạch.
– Dùng máy hút bụi cầm tay hút sạch bụi trên các phần còn lại của ghế.
– Nếu không có máy hút bụi, bạn có thể dùng khăn ẩm trải lên ghế, dùng gậy đập lên trên, bụi bẩn sẽ bám vào khăn. Cách khác là bạn dùng sản phẩm chuyên dụng làm sạch ghế nỉ xe hơi để làm sạch bụi bẩn cho ghế.
Ghế hội trường Hòa Phát TC05.
2. Để sản phẩm ghế hội trường bọc nỉ giữ được độ bền và đẹp, bạn nên tránh ngồi lên khi trên người có mồ hôi, nước hoặc bụi đất…
3. Khi sử dụng ghế, với những chiếc ghế có phần đệm rời, bạn nên lưu ý thường xuyên quay đầu đệm để phần chịu lực ép phân bố đều cho cả chiếc đệm.
4. Nếu chẳng may ghế bọc nỉ bị dính bẩn, bạn thực hiện:
– Mực bút bi: bạn lấy một ít cồn nhỏ lên vết mực rồi dùng giấy có độ hút cao thấm cho mực ngấm sang giấy. Lặp lại nhiều lần rồi giặt tấm bọc ghế với xà phòng để loại bỏ hoàn toàn vết mực.
– Sử dụng lọ xịt tẩy dùng trong nội thất xe hơi cũng đem lại hiệu quả khá tốt. Bạn xịt lên vết bẩn rồi để 2-3 phút, sau đó dùng khăn ẩm lau lên vết bẩn để làm sạch. Cuối cùng dùng quạt hoặc máy sấy tóc để làm khô.
– Bạn cũng có thể mua sản phẩm chuyên dùng cho tẩy rửa ghế nỉ như bột sumo, tuy nhiên giá thành khá cao vì là hàng nhập khẩu. Chỉ cần cho một ít lên vết bẩn rồi dùng khăn ẩm hay miếng mút lau lại là sạch.
5. Tất cả những phần vải, nỉ hay đăng- ten của ghế đều nên giặt khô, không được giặt nước và tuyệt đối không được tẩy trắng.
6. Nếu chẳng may phát hiện ra một đầu chỉ nào đó trên bề mặt nỉ bị tuột ra, tuyệt đối không nên dùng tay để bứt nó ra bạn nhé, hãy dùng kéo cắt gọn nó đi là được. Nếu dùng tay bứt có thể làm bong chỉ ghế, khi kết hợp với bàn hội trường sẽ mất tính thẩm mỹ.
7. Trước khi cố gắng xóa vết bẩn trên mặt vải bằng dung dịch tẩy rửa, lời khuyên trước tiên là bạn cần kiểm tra mức độ phù hợp của dung dịch tẩy rửa đối với chất liệu vải bằng cách thử nghiệm trên vị trí khuất, khó nhìn thấy nhất sản phẩm.
8. Cách khử mùi ghế nỉ:
– Bạn có thể nhỏ một giọt hương liệu yêu thích vào que bông gòn, quấn lại cẩn thận trong chiếc khăn giấy và nhét vào phía sau chiếc gối đệm trên ghế sofa.
– Dùng nước xịt khử mùi chuyên dụng cho các loại vải và thảm.
– Khi giặt các tấm bọc đệm ghế, bạn cũng nên ngâm nước xả vải có hương thơm đậm đặc để khử mùi hôi tốt hơn
Lưu ý, đồ nội thất có thể bị hư hại vĩnh viễn nếu bạn dùng sai chất tẩy rửa. Trong trường hợp không am hiểu về cách bảo quản, tốt nhất bạn nên gọi đến trung tâm giặt tẩy chuyên nghiệp để được trợ giúp.
Xem thêm: