Với mỗi cách bài trí ghế hội trường khác nhau sẽ đem đến những cảm nhận khác nhau về không gian của hội trường. Sắp xếp ghế hội trường sẽ khiến bạn cảm nhận không gian ấy chật trội hơn hay hẹp hơn, sang trong hay cổ điển, thuận tiện di chuyển hay bất tiện…. bài trí những dãy ghế khác nhau sẽ đem lại tính thẩm mỹ khác nhau. Dưới đây là một số cách bài trí ghế hội trường mà nội thất hiện đại hay áp dụng.
Kiểu hollow (Rỗng ở giữa)
Kiểu sắp xếp rỗng ở giữa tức là các bàn hội trường được xếp liền nhau tạo thành hình chữ nhật hoặc hình vuông, ở giữa để trống. Ghế được đặt xung quanh bên ngoài bàn. Các loại ghế thường dùng là ghế chân quỳ hoặc ghế hội trường.
So với các cuộc họp nội bộ trong công ty thì nó có quy mô lớn hơn thông thường từ 15 đến 30 người. Ở đó sự tương tác giữa những người tham dự là quan trọng và các cuộc họp khi không có nhà lãnh đạo thì có thể là diễn giả được chỉ định để trình bày. Sắp xếp kiểu này rất hữu ích khi cung cấp không gian làm việc cho mỗi người và khiến người tham dự giao tiếp tốt hơn.
Kiểu bàn tròn (tiệc set menu – Gala dinner)
Bàn hội trường thường được xếp theo hình tròn thường từ 6 đến 10 người sử dụng cho các buổi sự kiện có ăn uống. Có khi người ta sắp xếp tiệc nửa bàn tròn, sắp xếp ghế một nửa bàn để người tham dự có thể hướng mặt về phía sân khấu hoặc phía diễn giả. Hội trường sắp xếp theo kiểu này phù hợp trong những buổi hội thảo bao gồm phục vụ tiệc.
Với cách sắp xếp này phù hợp cho những buổi họp có kèm theo ăn uống tạo sự tương tác tốt với người ngồi cùng bàn. Tuy nhiên nhược điểm của nó là chiếm nhiều diện tích kê bàn ghế.
Kiểu bàn tiếp khách hoặc Cocktail
Bàn tiết diện nhỏ (thường là đường kính 15-30 cm hoặc 38-76 cm). Thường được sắp xếp khi có tiệc tea break hoặc buffet. Với kiểu sắp xếp này chiếm ít diện tích, mang phong cách hiện đại, sự tương tác giữa các khách mời tốt. Nhưng không phải sự kiện nào cũng thích hợp để sử dụng.
Xem thêm: Cách thiết kế 3 dãy ngồi chính của sân khấu hội trường
Sắp xếp kiểu bàn tròn bình đẳng
Phù hợp các mô hình hộp sáng tạo trong đó đề cao tối đa vai trò của người tham dự, yêu cầu nhiều không gian cho hoạt động (điển hình mô hình Open Space).
Cách bố trí này tạo sự thoải mái cho người tham dự, tạo tâm lý bình đẳng và nhấn mạnh vai trò cá nhân, tận dụng không gian, linh hoạt trong bố trí hoạt động hay luân chuyển giữa các nhóm thảo luận. Tuy nhiên không tạo được không khí sang trọng.