Sắp xếp hội trường một cách hợp lý, khoa học sẽ tiết kiệm và sử dụng được tối ưu không gian, giúp hội trường sẽ có bố cục gọn gàng, bắt mắt và chuyên nghiệp hơn, tạo sự thoải mái cho những người tham dự. Có rất nhiều kiểu sắp xếp bàn ghế hội trường tùy vào đặc điểm, diện tích từng không gian. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu với các bạn 3 kiểu sắp sếp cho 3 không gian thông dụng nhất là kiểu dành cho rạp hát, rạp chiếu phim, kiểu dành cho phòng họp và kiểu dành cho lớp học.
- Những yếu tố cần cân nhắc khi chọn mua ghế hội trường
- Tìm hiểu về cách thiết kế hội trường kiểu Nhật Bản
1. Kiểu Theatre (Rạp hát)
Sắp xếp theo kiểu nhà hát phù hợp cho những sự kiện mang tính chất thông tin, trình diễn hay thuyết trình mà người tham dự là khán giả. Hình thức này không được khuyến cáo cho các sự kiện ăn uống hoặc có ghi chép.
Đây là một cách set up rất linh hoạt cho mọi loại phòng họp. Các hàng ghế có thể sắp xếp theo hình tròn, bán nguyệt, thẳng hay sắp xếp về phía tiêu điểm.
Có thể xếp so le các hàng ghế để người sau không bị vướng tầm nhìn bởi đầu của người ngồi trước.
Nếu hội trường cho thuê có không gian, bạn có thể chừa lối đi khoảng 1m ở giữa 2 khu vực sắp xếp ghế để người tham dự có thể di chuyển trong trường hợp cần thiết. Khoảng 2 – 3 lối đi như vậy là lý tưởng.
Ưu điểm:
Tốt cho các sự kiện đông người mà không cần ghi chép
Nhược điểm:
– Cần phải có sự thay đổi độ cao để phía sau có thể nhìn thấy sân khấu mà không bị chắn tầm nhìn khi số lượng người quá đông
– Không có mặt bằng để ghi chép
– Tính tương tác kém.
2. Sắp xếp kiểu chữ U (dành cho phòng họp)
Phong cách bố trí này thường được sử dụng cho các cuộc họp: Hội đồng quản trị, các cuộc họp ủy ban, hoặc các nhóm thảo luận, nơi có một người nói, âm thanh, hình ảnh trình bày hoặc tiêu điểm khác.
Phòng họp chữ U có khoảng cách tối thiểu là 5cm giữa mỗi bàn của người tham dự. Chừa khoảng trống bên trong của chữ “U” và người tham dự chỉ ngồi ở bên ngoài.
Tránh sắp xếp kiểu chữ U cho những hội nghị lớn hơn 25 người, vì khi đó, các phần của chữ “U” trở nên quá dài và không thể thúc đẩy sự tham gia của người tham dự.
Ưu điểm:
– Không gian làm việc tốt
– Tương tác tốt giữa những người tham gia
– Lý tưởng khi nghe-nhìn hoặc thuyết trình của diễn giả
Nhược điểm:
Như đã nói ở trên, sắp xếp hình chữ U không lý tưởng cho các nhóm lớn hơn 25 người.
3. Kiểu Classroom (lớp học)
Kiểu sắp xếp này lý tưởng cho các sự kiện có ghi chép hoặc có phát tài liệu để người tham dự tham khảo hoặc dùng máy tính xách tay. Đây là giải pháp sắp xếp giúp thoải mái nhất cho những cuộc họp dài và có không gian cho khách mời để vật dụng hoặc gác tay.
Các bàn được đặt phía dưới sân khấu và mở rộng dần về phía cuối khán phòng. hướng tầm nhìn về phía người nói.
Khoảng trống giữa các bàn trong phòng họp là khoảng 50 – 60 cm cho mỗi người trên một bàn, tùy thuộc vào không gian và các vật dụng hay tài liệu cần sử dụng trong hội nghị.
Không gian tối thiểu giữa các bàn là 0,9 – 1m giữa mỗi bàn để lấy lối đi, con số này có thể lớn hơn nếu diện tích cho phép.
Ưu điểm:
– Người trình bày có thể nhìn thấy tất cả những người tham gia
– Sức chứa lớn trong không gian ít hơn
Nhược điểm:
– Tương tác ít
– Nếu không khéo sắp xếp, đôi khi những người tham gia chỉ nhìn thấy lưng của nhau.